Thực hiện Kế hoạch số 577/KH-BVTTHN ngày 03/10/2024 của Bệnh viện tâm thần Hà Nội về việc tổ chức Truyền thông Sức khỏe tâm thần học đường tại 20 trường Tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh, 16h30 ngày 01/11/2024 trường Tiểu học Thạch Bàn A phối hợp với bệnh viện Tâm thần Hà Nội tổ chức buổi truyền thông sức khỏe tâm thần học đường cho 50 cán bộ giáo viên nhân viên với nội dung “Rối loạn tăng động giảm chú ý”.
Tại buổi truyền thông Ths.BS Trần Quyết Thắng – Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã truyền tải các nội dung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học.
Ths.BS Trần Quyết Thắng đưa ra các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh
Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý là một nhóm những triệu chứng về hành vi bao gồm những biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức, xung động thiếu kiềm chế, khởi phát ở trẻ em dưới 7 tuổi và có xu hướng tiến triển kéo dài. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh.
Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý gặp ở 2-10% trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái. Bệnh xuất hiện trong mọi tầng lớp xã hội và 70% trẻ vẫn tiếp tục biểu hiện hội chứng đến tuổi trưởng thành.
Kết thúc buổi truyền thông – Ths. Lê Thị Thanh Phương – Bí thư chi hộ , Hiệu trưởng nhà trường đã tặng bó hoa tươi thắm và cảm ơn đồng chí Báo cáo viên đã cập nhật cho cán bộ giáo viên nhân viên những kiến thức hữu ích để mọi người có thêm kiến thức về sức khỏe tâm thần học đường để từ đó các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh.
Nguyễn Oanh