Thực hiện Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND quận Long Biên về Triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” và để hưởng ứng “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023, trường Tiểu học Thạch Bàn A đã tổ chức buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường trong giờ sinh hoạt dưới cờ sáng ngày 17/4/2023.
Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Oanh – nhân viên y tế trường Tiểu học Thạch Bàn A đã thực hiện buổi tuyên truyền.
Cô Nguyễn Thị Oanh – nhân viên y tế trường đã thực hiện tuyên truyền hưởng ứng “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023 trong giò chào cờ
“Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến 15/5/2023 trên phạm vi toàn quận Long Biên nói riêng và trên toàn quốc nói chung với mục tiêu:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Cô Nguyễn Thị Oanh đã triển khai các nội dung truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023 như sau:
- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực phẩm về: Thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng về: Lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn; nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; xem kỹ thời hạn sử dụng; Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Cô phổ biến 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Nên tránh thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 700c.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 600c hoặc lạnh dưới 100c. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… đó là những cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
Để tạo không khí sôi nổi sau buổi tuyên truyền, cô Oanh đã có những câu hỏi liên quan đến nội dung bài tuyên truyền dành cho các học sinh và cô đã tặng những phần quà cho các bạn có câu trả lời đúng.
Các bạn học sinh rất nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi trong phần giao lưu cùng cô nhân viên y tế
Để tích cực hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 với chủ đề “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm trường Tiểu học Thạch Bàn A yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm và tuyên truyền mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.