Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử.
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó.
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy, tôi thấy thiết kế bài bằng phần mềm Powerpoint giúp nhiều cho GV và HS trong hoạt động dạy – học đạt hiệu quả. Nó được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
Dạy đọc - hiểu trong môn Tiếng Việt là dạy kỹ năng tiếp nhận văn bản, một trong những kỹ năng cơ bản và quan trong bậc nhất trong dạy học Tiếng Việt. Vì nó ảnh hưởng tới chất lượng học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác; ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống sau này trong một xã hội mà việc “học suốt đời” được xem là cứu cánh cho sự thành công của mỗi con người.
Dạy đọc - hiểu là dạy học sinh kỹ năng tiếp nhận, lĩnh hội thông tin qua văn bản (văn bản giấy và văn bản điện tử). Trong thời đại thông tin bùng nổ, vốn tri thức, vốn sống của con người được tích lũy chủ yếu từ hoạt động đọc. Vì vậy, dạy học sinh có thói quen đọc, có phương pháp lĩnh hội thông tin qua hoạt động đọc trở nên thiết yếu trong dạy Tập đọc. Từ đó, hướng tới văn hóa đọc cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
Tôi đã tìm hiểu và tiến hành xây dựng bài giảng môn Tập đọc bài “Một chuyên gia máy xúc”.
Với mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi. Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. Ngoài xây dựng cho HS kỹ năng đọc thành tiếng với các yêu cầu trọng tâm là đọc tròn vành rõ tiếng các âm tiếng Việt, đọc đúng tốc độ để có thể lĩnh hội được nội dung văn bản và biết ngắt nghỉ đúng chỗ thì các em còn được luyện đọc diễn cảm và liên hệ thực tế.
Bài giảng điện tử với những hình ảnh gần gũi, đẹp mắt, màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn .Chữ đủ to, rõ. Mỗi slide đều có nội dung bài học. Trong đó tôi cũng đã thực hiện các thao tác như chèn âm thanh, hình ảnh, câu hỏi, bài tập về nội dung kiến thức bài học.
Ở phần giải nghĩa các từ khó, tôi đã đưa hình ảnh minh họa góp phần cụ thể hóa từ ngữ cũng như giúp HS hiểu rõ hơn.
Luôn đi theo đúng và đủ các bước của một bài dạy môn Tập đọc. Các câu hỏi tôi đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học và HS trực tiếp thực hành. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung GV đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
Trong cả quá trình học tập, tôi thấy các bạn HS luôn ngồi học ngay ngắn, nghiêm túc thực hiện nội quy phòng học. Và kết quả của tiết dạy khiến tôi hài lòng. Học sinh tiếp thu bài khá tốt, nắm được nội dung, đọc lưu loát, diễm cảm bài học đồng thời biết liên hệ với thực tế. Biết cần phải làm gì để giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, phân tích, thực hành, đặt câu hỏi,…
Qua bài học này đã tạo cho các em hứng thú học tập đặc biệt là đối với môn Tiếng Việt. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, hứng thú cao. Giúp các em chủ động trong việc học và làm bài. Thông qua bài học này các em phát triển về nhiều mặt như: tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, cách làm việc cá nhân, đọc bài, hiểu nội dung bài học tốt hơn và liên hệ với thực tế. Qua phần thực hành làm bài tập giúp các em ghi nhớ hơn ý nghĩa nội dung bài học.
Tôi sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để có thể xậy dựng thêm nhiều bài giảng điện tử hay và hiệu quả hơn.