Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, nhằm thúc đẩy hoạt động chuyên môn của nhà trường, sáng ngày 18/12/2020 trường Tiểu học Thạch Bàn A tổ chức chuyên đề TNXH lớp 3 với phương pháp Bàn tay nặn bột bài: Côn trùng.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, điều tra hay nghiên cứu tài liệu …
Tiết chuyên đề được thực hiện bởi cô giáo Đỗ Thị Thùy Dương và các bạn học sinh lớp 3C. Phương pháp này hướng tới mục đích hình thành kiến thức cho học sinh bằng các tiến trình tìm tòi nghiên cứu thông qua thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài kiệu hay điều tra ... để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sông. Chính vì vậy mà phương pháp này khiến các em vô cùng thích thú khi được tự mình chiếm lĩnh kiến thức.
Trong quá trình giảng dạy, cô giáo đã đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện (thái độ, tình cảm, thẩm mĩ..), lồng ghép, gắn với nội dung môn học; liên hệ giáo dục cho học sinh các phẩm chất, đức tính cần thiết, phù hợp với bài học. Ở hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của côn trùng, cô giáo sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, dạy đủ 5 bước. Giáo viên khai thác kênh hình kết hợp HS nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt, học sinh hiểu bài và rút ra được bài học. Sau khi HS nêu ra những hiểu biết ban đầu, HS tiếp tục đưa ra những câu hỏi thắc mắc và dự đoán của nhóm mình. Cuối cùng, HS tự tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, phân tích tìm ra những kết luận trong bài. Khi có kết quả hoạt động của nhóm đã cho đại diện từng nhóm nhận xét rồi GV nhận xét rồi chốt lại.
Các nhóm hoạt động sôi nổi về nêu những hiểu biết ban đầu về Côn trùng.
Các nhóm trưởng trình bày, báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Sang hoạt động 2: Phân loại côn trùng. HS được tiếp tục hoạt động nhóm, phân loại những côn trùng có lợi, những côn trùng có hại. Giáo viên có các biện pháp tác động tới tất cả các em học sinh trong lớp để các em bộc lộ hết năng lực của bản thân, thâm gia tích cực vào bài dạy.
Học sinh trình bày những hiểu biết về côn trùng có lơi, côn trùng có hại.
Phần cuối bài học, giáo viên tích hợp các vấn đề xung quanh học sinh vào bài học một cách cụ thể, rõ ràng dễ hiểu và mang lại tác dụng tốt với học sinh. Cô giáo Thùy Dương đã dẫn dắt học sinh lớp 3C cùng tìm tòi nghiên cứu, khám phá thế giới diệu kì của côn trùng để biết được các bộ phận của chúng và nắm được đâu là côn trùng có lợi, đâu là côn trùng có hại. Tiết học thật sự lôi cuốn và khơi gợi tính độc lập, sáng tạo, chủ động lĩnh hội tri thức qua các thí nghiệm mà các em tự mình tìm hiểu và thực hành. Các em học sinh lớp 3C đã phối hợp rất tốt giữa làm việc cá nhân, theo nhóm và sự tiếp nhận chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên giúp hiệu quả giờ dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt. Như vậy, ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp ‘Bàn tay nặn bột' còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Dạy học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững.
Sau đây là một số hình ảnh của tiết chuyên đề: