TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH BÀN A
Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021
Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian qua và dự báo tình hình năm 2021, ngày 09/3/2021, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã ban hành Kế hoạch số 265/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 với chủ đề: “Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới”.
Mục tiêu của Kế hoạch là tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu nhằm nhằm giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn.
Đồng thời, nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm (nếu xảy ra trên địa bàn quản lý).
Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 sẽ được triển khai từ 15/4 đến 15/5/2021 trên phạm vi toàn quốc.
Được biết, ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ
động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Sau đây là một số nội dung của thông điệp hưởng ứng “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2021:
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam.
2. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng
3. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn.
4. Không quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm là thuốc.
5. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
6. Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.
8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Để hưởng ứng ‘Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 và vì sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội nhà trường yêu cầu CBGVNV, phụ huynh học sinh và học sinh hãy thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo An toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới.
Sau đây là nội dung của thông điệp hưởng ứng “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2021:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021.
2. Bảo đảm an toàn thực phẩm là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam.
3. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng
4. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, hướng tới việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn như thực phẩm xuất khẩu.
6. Không quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm là thuốc.
7. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
8. Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
9. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.
10. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
11. Quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn.
12. Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ là bảo vệ người tiêu dùng và phát triển hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ.
13. Đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ.
14. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ là lợi ích của các hộ kinh doanh thực phẩm.
15. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ là trách nhiệm của các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ và tổ chức quản lý chợ.