Như chúng ta biết, hàng năm vào ngày tết truyền thống của người Việt Nam, đánh dấu thời điểm chuyển giao giữa năm cũ bước sang thềm năm mới (tính theo âm lịch) được gọi là tết Nguyên đán.
"Nguyên" có nghĩa là bắt đầu.
"Đán" có nghĩa là buổi ban mai
Là dịp để gia đình đoàn viên, tạ ơn tổ tiên, thắc chặt tình yêu thương bạn bè, làng xóm với nhau, chúc mừng năm mới. Ngoài ra còn nhiều ngày lễ, tết khác trong năm không kém phần quan trọng. Để biết thêm về những ngày lễ, tết này, Thư viện xin trân trọng giới thiệu quyển sách "Tìm hiểu các ngày lễ, tết trong năm", do nhà xuất bản Dân Trí ấn hành năm 2016.
Sách gồm 5 phần:
- Phần I: Các ngày lễ tết truyền thống trong dân gian
- Phần II: Các ngày lễ lịch sử
- Phần III: Những ngày lễ dành cho các đối tượng cụ thể của Việt Nam.
- Phần IV: Những ngày lễ dành cho các đối tượng cụ thể của Thế giới.
- Phần V: Các ngày lễ tôn giáo.
Sách trình bày nguồn gốc, ý nghĩa hoạt động của các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam được diễn ra hàng năm từ tháng giêng cho đến tháng mười hai âm lịch: Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ,Tết Trung nguyên (rằm tháng bảy), Tết Trung thu… Có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn với tín ngưỡng phong tục của Người Việt.
Ở Việt nam, những năm gần đây ngày phật đản được coi là ngày lễ hội quan trọng được gọi là "Mùa phật đản"các Tỉnh thành tổ chức xe hoa diễu hành trên các đường phố, thả hoa đăng trên sông, đèn lồng-cờ phật giáo được treo khắp các chùa, thu hút người tham gia không chỉ phật tử mà còn có người dân trên mọi miền đất nước.
Ngoài ra, trong thời kỳ hội nhập những ngày lễ quốc tế đã được du nhập vào Việt Nam như: Lễ Valintime, Haloween, phòng chống AIDS, ngày quốc tế phụ nữ…..đã trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân.
Là tài liệu tham khảo rất bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của các ngày lễ tết truyền thống trọng đại của dân tộc, góp phần giữ gìn và duy trì nét văn hóa được lưu truyền từ xưa cho đến thế hệ hôm nay.
Mời các bạn tìm đọc!