Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kĩ năng được các các nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng, tránh tai nạn đuối nước.
Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm.
Theo thống kê của WHO hằng năm có trên 600,000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Riêng tại Việt Nam, đuối nước cướp đi hơn 2,000 trẻ em mỗi năm, chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích trên cả nước. Số ca trẻ tử vong do đuối nước tăng mạnh vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm do đây là giai đoạn nghỉ hè, các em vui chơi không có sự giám sát của nhà trường, thời tiết nắng nóng, các em hay rủ nhau ra ao, hồ, sông, suối, biển,…tắm mát.. Thời gian nghỉ hè của các em học sinh đang tới gần, nếu các em không được thường xuyên giáo dục, nhắc nhở rất có thể gây lên những đáng tiếc có thể xảy ra. Vì vậy mỗi chúng ta cần có những hiểu biết về việc phòng, chống tai nạn đuối nước.
- Nguyên nhân gây đuối nước:
Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền trong tiết chào cờ trực tiếp
tại các lớp học về nguyên nhân dẫn đến đuối nước
- Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.
- Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.-
- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…
2. Phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.
- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh
Trên đây là những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh tai nạn đuối nước, nhà trường rất mong các bậc phụ huynh và các em học sinh hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình về tai nạn đuối nước./.